Diễn Đàn Dược Dược - Điều Dưỡng
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Điều Dưỡng 2010.

Hãy đăng ký để làm thành viên chính thức của diễn đàn!

Hiện diễn đàn có 947 thành viên!
Diễn Đàn Dược Dược - Điều Dưỡng
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Điều Dưỡng 2010.

Hãy đăng ký để làm thành viên chính thức của diễn đàn!

Hiện diễn đàn có 947 thành viên!

Diễn Đàn Dược Dược - Điều Dưỡng

Cùng chia sẻ kiến, Kinh nghiệm lâm sàng và buồn vui trong công việc...
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  
CĐĐD4A AllBum (by tupro)
Latest topics
» [Giúp đỡ] về skin của forum
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby Imagawa Wed Jun 17, 2015 3:41 pm

» New commer!
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby Imagawa Wed Jun 17, 2015 3:40 pm

» thành viên vui tính
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby nguyễn linh Sat Mar 21, 2015 4:17 pm

» phan loại các thuốc điều trị tâm thần phân liệt?
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby takarin rika Thu Jan 15, 2015 9:20 pm

» Thuốc kháng sinh: Phân loại các nhóm
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby olalalalaylc@gmail.com Thu Sep 04, 2014 5:30 pm

» Du học ở đâu thì tốt ngành điều dưỡng 01244553747
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby anhnguyet1187 Sat Sep 07, 2013 2:55 pm

» Tuyển sinh hộ lý, điều dưỡng đi làm tại Nhật Bản xuất ngoại giao đoàn tin cậy tại Hà Nội 01244553747
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby anhnguyet1187 Sat Sep 07, 2013 2:53 pm

» Hướng Dẫn đăng ký tài khoản Paypal (cập nhật ngày 1/9/2012)
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby whyou Sat Sep 01, 2012 7:26 pm

» Top 6 website PTC hàng đầu do nhiều trang ptc bình chọn (cập nhật ngày 1/9/2012)
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby whyou Sat Sep 01, 2012 6:58 pm

» xin loi tất cả mọi người!
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby whyou Tue Jul 03, 2012 11:26 pm

» cho mình hỏi xíu
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby whyou Tue Jul 03, 2012 11:24 pm

» Quy trình chăm sóc Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby rua_nhocyeu Sat May 05, 2012 10:20 am

» Bất mãn trên đường tìm việc!
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby whyou Wed Jan 25, 2012 6:50 pm

» Hướng nghiệp cho sinh viên điều dưỡng
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby blitz Mon Jan 09, 2012 8:29 am

» Giáo Trình powerpoint 2007
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Emptyby whyou Fri Dec 30, 2011 6:54 pm

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU

Go down 
Tác giảThông điệp
vinh

vinh


Tổng số bài gửi : 4
Điểm Post Bài : 10
Điểm Tích cực : 0
Join date : 26/09/2011
Age : 34
Đến từ : dong nai- bien hoa- cao dang y te

KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU Empty
Bài gửiTiêu đề: KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU   KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU EmptyMon Oct 03, 2011 11:36 am

KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU


1- Sơ cấp cứu là gì:
- Là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính

2- Mục đích và tầm quan trọng sơ cấp cứu:
- Cứu sống nạn nhân.
- Ngăn không cho tình trạng xấu đi
- Thúc đẩy quá trình hồi phục.

Khi ta là người đầu tiên có mặt ở hiện trường, ta phải làm gì?
- Sơ cấp cứu nạn nhân
- Gọi người trợ giúp
- Gọi cấp cứu 115

Tầm quan trọng của sơ cấp cứu?
- Quyết định sự sống chết người bị nạn
- Phục hối chức năng hay tàn tật vĩnh viễn
- Thời gian là tối quan trọng trong SCC.

Không sơ cấp cứu kịp thời dẫn đến hậu quả gì?
- Tim ngừng đập
- 4 phút -> não có thể bị tổn thương
10 phút -> não tổn thương không thể phục hồi
Chú ý: Thời gian là mạng sống của nạn nhân

3. Yêu cầu với nhân viên sơ cấp cứu.

- Bình tĩnh
- Đánh giá nhanh hiện trường
- Đánh giá tổn thương của nạn nhân
- Sơ cấp cứu - Gọi hỗ trợ
- Xử trí ban đầu thương tổn theo ưu tiên
- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
Quy trình cấp cứu:
1 :Xử trí theo quy trình ABCDE:
Airway (A) : Đường thở
Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nếu bệnh nhân tỉnh, còn tiếp xúc được hay không? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau :
+ Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem còn thở hay không.
+ Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay không?
Móc lấy sạch dị vật đờm dãi. Nếu nạn nhân còn khó thở, cần phải kiểm tra xem có phải do tụt lưỡi để tiến hành kéo lưỡi.
+ Nâng cằm, đẩy hàm giữ cho đường thở được thông thẳng trục.
+ Thông khí đường miệng hoặc đường mũi.

Breathing (B) : Hô hấp
Đánh giá rối loạn hô hấp dựa vào tần số thở, gắng sức hô hấp, xem trên ngực có vết thương không, đặc biệt các trường hợp có thể xử trí được ngay tại chỗ trong khi chờ đợi nhân viên y tế đến, nhất là khi :
+ Nạn nhân có ngừng thở, tím tái. Tr ường hợp có ngừng thở hay đe dọa ngừng thở phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo miệng-miệng hoặc miệng-mũi.
+ Tổn thương ngực hở rộng, đặt ngay miếng gạc lớn hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín, mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực càng làm nạn nhân khó thở. Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực, nguy cơ sẽ gây chảy máu ồ ạt làm nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng.

Circulation (C) : Tuần hoàn
Trong khi đánh giá và x ử trí tuần hoàn, luôn kiểm tra tiếp tục đường thở và hô hấp. Đối với tuần hoàn, cần xác định shock và kiểm soát chảy máu.
Đánh giá tuần hoàn dựa vào :
+ Mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn : khó bắt hoặc không bắt được.
+ Bệnh nhân có dấu hiệu l ơ mơ, da nhợt, vã mồ hôi, đó là dấu hiệu shock mất máu.
Chúng ta chỉ có thể kiểm soát chảy máu bên ngoài, còn chảy máu bên trong nhất thiết phải có can thiệp phẫu thuật mới kiểm soát được.
+ Biện pháp cầm máu như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng quần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân viên y tế đến, tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy càng mạnh hơn và khó cầm.
+ Nâng cao chi chảy máu sao với mức tim v à giữ nguyên, ngoài ra khi nâng cao chi có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não.
+ Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.
+ Trường hợp nạn nhân có ngừng tim cần tiến h ành hồi sức tim phổi bằng ép tim ngoài "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay" g ngực. Tiến hành 2 người là tốt nhất, vừa hô hấp vừa ép tim ngoài "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay" g ngực.

Disability (D) : Thần kinh
Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh qua cách đánh giá nhanh như sau :
+ A-Awake : Nạn nhân tỉnh và giao tiếp được bình thường.
+ V-Verbal response : Đáp ứng bằng lời khi hỏi.
+ P-Painful response : Đáp ứng bằng kích thích đau, chỉ áp dụng khi hỏi không thấy trả lời.
+ U-Unresponsive : Không đáp ứng bằng hỏi hoặc kích thích đau, khi đó nạn nhân đã hôn mê, tiên lượng rất xấu, nên vận chuyển sớm đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.

Trong các trường hợp tai nạn thương tích, có tới 50% nạn nhân chết tại chỗ do tổn thương quá nặng, khoảng 30% chết trong vài giờ sau do các biến chứng không được xử trí đúng cách và kịp thời, còn lại 20% chết sau vài ngày vì nhiễm khuẩn, biến chứng…Các trường hợp tổn thương quá nặng ngay cả nhân viên y tế có các phương tiện cấp cứu cũng không thể cứu sống được.

Trường hợp chấn thương sọ não kín, nếu nạn nhân không tỉnh hoặc theo các mức độ đánh giá trên, từ mức độ V là có biểu hiện tổn thương. Ngoài ra khi b ệnh nhân đang tỉnh sau một lúc mê, hoặc có thay đổi mức độ như trên thường có tiếp tục chảy máu trong hộp sọ.
Trường hợp nạn nhân có tổn thương ở đầu hay rách da, vỡ xương, thậm chí chảy dịch não tủy hoặc phòi tổ chức não…chỉ nên dùng gạc sạch hoặc quần áo sạch băng lên trên, tuyệt đối không bôi bất cứ thuốc men gì, không rút các dị vật còn cắm tại đó ra.

Exposure (E) : Bộc lộ toàn thân
Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương trong cấp cứu ban đầu là phải cởi bỏ toàn bộ quần áo nạn nhân để đánh giá các tổn thương khác để xử trí. Nếu nạn nhân nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng nên lưu ý bất động trong quá trình kiểm tra.

Khi bộc lộ chú ý vì làm hạ thân nhiệt nhất là mùa đông nên phải làm nhanh sau đó che phủ ngay cho nạn nhân.

Lưu ý kiểm tra xem có chảy máu từ miệng sáo không. Phụ nữ cần lưu ý xem có thai hay không. Ngoài ra xem nạn nhân có nôn ra máu, đi ngoài ra máu…Bất động trên ván cứng hoặc nền cứng, tránh di lệch xoay trở nạn nhân gây biến chứng nếu có tổn thương cột sống.
2: Xử trí theo quy trình DRABC
+ D - Danger: Phát hiện nguy hiểm đối với Cấp cứu viên, nạn nhân và người xung quanh

+ R - Response: Kiểm tra phản ứng của nạn nhân
Kiểm tra tình trạng tri giác: Chân tay, mắt, mũi…

+ A - Airways: Kiểm tra đường thở
- Dị vật, đờm dãi,
- Vị trí lưỡi:Có tụt lưỡi ra sau không?-> Ảnh hưởng đến đường thở

+ B - Breathing: Kiểm tra và hỗ trợ hô hấp
- Quan sát và kiểm tra nạn nhân có còn thở không
- Thổi ngạt hoặc bóp bóng

C - Circulation: Kiểm tra và hỗ trợ tuần hoàn
- Kiểm tra mạch cảnh, bẹn, sắc da, dấu hiệu tim đập
- Ép tim ngoài "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay" g ngực
Các bước trong nguyên tắc DRABC
Bước 1: Đánh giá hiện trường- Kiểm tra hiện trường có an toàn.
- Nguy hiểm cho người cấp cứu
- Nguy hiểm cho nạn nhân
- Nguy hiểm cho người xung quanh
o Ví dụ (VD) : Nạn nhân bị điện giật, Tai nạn giao thông…

Bước 2: Đánh giá ban đầu?
- Xác định tình trạng của nạn nhân (Tỉnh/ Bất tỉnh/Chấn thương cột sống cổ…)
- Phát hiện tổn thương đe doạ tính mạng: (Tắc nghẽn đường thở, Khó thở, Mất máu nhiều , Tình trạng sốc)
- Tiến hành cấp cứu, phải cố định cột sống nếu nghi có tổn thương
- VD: Hồi sinh tim phổi (CPR), Hà hơi thổi ngạt (EAR), Cầm máu/Xử trí gãy xương

Bước 3: Gọi cấp cứu
- Gọi người xung quanh hỗ trợ cấp cứu
- Gọi cấp cứu 115
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
- Cung cấp thông tin
+ Nguyên nhân
+ Hiện trường
+ Tình trạng nạn nhân
o Yêu cầu với người gọi:
- Câu từ rõ ràng, ngắn gọn và chính xác
- Thông tin cung cấp đầy đủ:
+ Thông tin hiện trường: vị trí, địa chỉ, đường đi…
+ Thông tin tại nạn: loại tai nạn, tính chất nghiêm trọng của tai nạn
+ Thông tin về nạn nhân: số lượng, giới tính, tuổi, các tổn thương, tình trạng nạn nhân …
+ Thông tin về các nguy hiểm: khí độc, chất nổ …
+ Thông tin để liên lạc: tên của bạn, số điện thoại…
Nguyên tắc: Chỉ đặt máy sau khi 115 đã gác máy

Bước 4: Đánh giá thì hai
- Phát hiện, sơ cứu tổn thương khác
- Thăm khám toàn thân một cách hệ thống
- Khai thác thông tin cần thiết
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Nhịp thở, Mạch, Huyết áp, Nhiệt độ…

5.Kết luận:- Thời gian là mạng sống của nạn nhân
- Giữ được bình tĩnh là thắng lợi một nửa
- Cứu người là cứu mình
- Hãy là bác sĩ của chính mình và gia đình bạn
- Cứu người như cứu hóa.
3: Quy trình cấp cứu ban đầu có thể theo 1 quy trình nữa là DRABC, hoặc DRABCD.
D: Dangerous - Nguy hiểm.
R: Responsive - Sự tỉnh táo.
A: Airway - Đường thở.
B: Breathing - Hô hấp.
C: Circulation - Tuần hoàn.
D: Defibrillator - Shock điện.



10 cách sơ cấp cứu sai lầm thường gặp và cách xử trí nên làm

Trong nhiều trường hợp bị thương, bị tai nạn, có không ít những cách cần sơ cấp cứu tại chỗ một cách sai lầm khiến cho tình trạng người bị nạn nguy kịch thêm. Sau đây là danh sách liệt kê 10 tai nạn thường gặp trong gia đình và những điều cần làm/ những điều không nên làm trong các trường hợp đó.


1. Bị đứt lìa tay, chân

Không được ướp phần chi bị đứt rời trực tiếp bằng đá lạnh mà nên quấn chúng trong một miếng gạc ẩm, bỏ vào một cái túi không thấm nước rồi đặt túi vào thùng đá. Đem phần chi bị đứt đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tăng cơ hội nối lại chi cho nạn nhân.

Trong trường hợp nạn nhân sắp sửa bước vào phòng mổ, tốt nhất là nên để bụng đói. Đối với vết thương ở tay, chân hay trên những bộ phận khác của cơ thể, dùng đá chườm để vết thương bớt sưng tấy rồi dùng vải khô, sạch băng lại.

2. Bị gãy răng

Đừng cọ rửa mạnh chiếc răng bị gãy dù nó rất dơ. Chỉ cần giội qua là được. Bỏ chiếc răng bị gãy vào sữa rồi đem đến bệnh viện cùng với nạn nhân. Có thể sẽ còn cơ hội trồng lại chiếc răng đó.

3. Bị bỏng

Không được bôi kem đánh răng, mỡ, bơ hay bất cứ thứ gì tương tự lên vết bỏng. Cũng đừng phủ khăn hay mền lên vết bỏng hở vì lông trên khăn hay vải mền sẽ bám vào bề mặt vết bỏng và gây nhiễm trùng. Nếu nạn nhân bị bỏng nặng, không được chọc vỡ các nốt phồng giộp hoặc gỡ quần áo bị dính trên cơ thể nạn nhân ra khỏi người họ.

Đối với trường hợp bỏng nhẹ, nên đặt chỗ bỏng dưới một vòi nước lạnh để làm dịu cơn đau của nạn nhân. Sau đó, bôi thuốc trị bỏng. Trong trường hợp bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải đưa nạn nhân ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất dù nạn nhân chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, bạn cũng nên xử trí tương tự.

4. Bị điện giật

Đừng bỏ qua việc sơ cấp cứu bỏng do điện giật dù bạn không nhận thấy dấu hiệu bị bỏng. Điện giật có thể gây bỏng sâu và nghiêm trọng bên trong cơ thể. Ngay lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

5. Bị bong gân

Không được dùng cao dán hay bôi dầu nóng vì sẽ làm nặng hơn tình trạng xuất huyết dưới da. (Các mạch máu giãn nở và bể ra khi gặp nóng còn khi gặp lạnh chúng sẽ co lại). Nên dùng đá lạnh chườm vào chỗ bị bong gân hay bầm tím. Nếu nạn nhân cảm thấy quá đau, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất vì có thể cơn đau đó do chấn thương gãy xương gây ra.

6. Bị chảy máu cam

Không nên ngả người về phía sau. Sau khi mũi hết chảy máu cam, đừng khịt mũi hay cúi gập người về trước. Giữ nạn nhân đứng thẳng. Đều đặn ngả người về phía trước và dùng tay kẹp chặt 2 bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc nạn nhân cảm nhận đã nuốt quá nhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

7. Bị chảy máu

Không nên dùng garô để cầm máu vì bạn có thể làm tổn thương các mô tế bào trên cơ thể nạn nhân do garô chặt làm máu không lưu thông được tới các bộ phận lành khác. Nên dùng một chiếc khăn hay gạc sạch đắp và quấn vừa phải lên vết thương đang chảy máu. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu máu không ngừng chảy, vết thương nứt rộng hoặc vết thương do một con vật nào đó cắn. Đừng quên giữ ấm cho nạn nhân để nạn nhân không bị sốc.

8. Bị ngộ độc thực phẩm

Không cố gây nôn hoặc cho nạn nhân uống xi-rô Ipecac trừ phi được các nhân viên cấp cứu hướng dẫn làm như vậy. Gọi cấp cứu và nhớ đem theo thức ăn thức uống mà nạn nhân đã ăn hay đã uống trước đó đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Tốt nhất là nên đựng thức ăn/thức uống đó bằng chính những vật dụng mà nạn nhân đã sử dụng để chứa.

9. Bị que, cọc đâm vào người

Không được rút que/cọc ra khỏi người nạn nhân vì làm như thế có thể sẽ làm cho que/cọc gây tổn thương nặng hơn hoặc sẽ làm tăng nguy cơ bị chảy rất nhiều máu. Điều cần làm là cố gắng cố định vật đã đâm vào người nạn nhân rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

10. Bị tai biến mạch máu não

Không được đặt bất cứ vật gì lên miệng của nạn nhân và di chuyển nạn nhân nhiều để tránh gây ngạt thở hoặc làm cho mạch máu trong não bị vỡ nhiều hơn. Không được cạo gió hay cắt lễ. Nên đặt nạn nhân nằm trên một mặt phẳng cứng, tốt nhất là ở nơi thoáng khí. Nghiêng người nạn nhân sang một bên và lập tức gọi cấp cứu.
Cool Cool Cool Cool
Theo dieuduongviet.net
Về Đầu Trang Go down
 
KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG SƠ CẤP CỨU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Kỹ Thuật] Tiêm Trong Da(ID)
» một số loại kháng sinh thường sử dụng trong khoa ngoại tổng quát!
» Vai Trò của Người Điều Dưỡng Và Công Tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Trong Bệnh Viện

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Dược Dược - Điều Dưỡng :: Chia Sẻ Tài Liệu-
Chuyển đến