dragon
Tổng số bài gửi : 13 Điểm Post Bài : 33 Điểm Tích cực : 0 Join date : 13/09/2011 Age : 32
| Tiêu đề: Vai Trò của Người Điều Dưỡng Và Công Tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Trong Bệnh Viện Thu Sep 22, 2011 3:37 pm | |
| Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rõ vai trò của người điều dưỡng trong công tác phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lây nhiễm trong các cơ sở khám chữa bệnh, qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm chi phí điều trị và gia tang uy tín cho người bệnh. Ví dụ như trong một nghiên cứu của 1 bệnh viện trường đại học tại Thụy Sĩ (University of Geneva Hospitals, Lancet 2000) cho thấy. Để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết ở người bệnh có đặt ống thông mạch máu dùng trong điều trị từ 12% năm 1996 xuống 2% năm 1999, chi phí hiệu quả nhất là có 3 điều dưỡng làm công tác giám sát thực hành chăm sóc vô khuẩn khi làm thủ thuật đặt ống thông mạch máu vào người bệnh tại khoa Hồi Sức Tăng Cường trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu.
Tại Việt Nam chúng ta thì sao? Có lẽ nhiều người trong chúng ta đây mới chỉ thấy vai trò quan trọng của người điều dưỡng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người bệnh mà chưa thấy hết được những việc làm hết sức thiết thực hàng ngày của người điều dưỡng để đảm bảo cho quá trình chăm sóc người bệnh trở nên hoàn hảo, an toàn và ngăn ngừa được sự lây nhiễm những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ người bệnh này sang người bệnh khác, hoặc từ những dụng cụ chăm sóc không đảm bảo vô khuẩn, từ những môi trường làm việc bị ô nhiễm. Cụ thể đó là những việc không thể thiếu được trong một loạt các thao tác chăm sóc người bệnh như sau:
1. Rửa tay trước khi tiếp xúc, chăm sóc và làm thủ thuật xâm lấn trên người bệnh. Thao tác này không chỉ đơn giản là làm sạch tay người nhân viên y tế, mà nó còn giúp các tác nhân lây bệnh có thể tạm trú hoặc thường trú trên bàn tay người nhân viên y tế không lây sang người bệnh.
2. Rửa tay sau khi chăm sóc người bệnh, sau khi tiếp xúc với những dịch sinh học, máu, chất tiết từ người bệnh, sau khi đụng chạm vào những vùng xung quanh người bệnh. Thao tác này không chỉ đơn giản là phòng ngừa lây nhiễm tác nhân gây bệnh có thể lây truyền từ người bệnh này sang người bệnh khác qua trung gian là bàn tay, có thể lây truyền nguồn bệnh ra môi trường xung quanh người bệnh mà còn là nguồn lây nhiễm cho chính người nhân viên y tế và những người thân tiếp xúc với mình sau đó nếu như họ không rửa tay ngay.
3. Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho người bệnh tưởng chừng như một việc làm đơn giản, tuy nhiên đó lại là một biện pháp giúp ngăn ngừa viêm phổi mắc phải trong bệnh viện trên những người bệnh nằm lâu, hôn mê, ứ đọng đờm rãi, trẻ nhỏ không tự vệ sinh cho mình, và đặc biệt là người bệnh có thông khí hỗ trợ. Thao tác này không chỉ làm sạch miệng, mà còn làm giảm đáng kể một lượng vi khuẩn tụ tập và tăng sinh ở vùng răng miệng và từ đó khi người bệnh hít, sặc vào đường thở, nó trực tiếp sẽ xâm nhập vào đường thở, vào phổi gây viêm phổi.
4. Việc tắm cho người bệnh trước khi phẫu thuật, trước khi làm một số thủ thuật xấm lấn nhằm chẩn đoán và điều trị, đã góp phần đáng kể trong giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
5. Đối với những người bệnh có đặt thông tiểu, việc chăm sóc đường tiểu sau khi đặt theo đúng quy định là một biện pháp làm giảm đáng kể nhiễm khuẩn đường tiểu ở người già, người nằm lâu và không tự mình chăm sóc được.
Và còn rất nhiều, rất nhiều những thao tác chăm sócquan trọng khác mà người điều dưỡng làm hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc và điều trị của người bệnh, và của chính người nhân viên y tế , bệnh viện.
Ngày nay với những quy định nghiêm ngặt trong chăm sóc toàn diện, trong đảm bảo an toàn cho người bệnh và ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, lồng vào chiến lược chăm sóc sức khỏe. Và chúng ta ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của công tác huấn luyện, tuyên truyền và tạo mọi điều kiện làm việc tốt nhất cho người điều dưỡng của các nhà quản lý, sẽ góp phần đưa công tác điều dưỡng lên một tầm cao mới, góp phần làm giảm chi phí, giảm tỷ lệ sai sót trong Y khoa và quan trọng hơn cả là đảm bảo một môi trường bệnh viện an toàn, không lây nhiễm và gia tăng uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh.BS.CKII. Nguyễn Thị Thanh Hà Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội KSNK TP HCM | |
|