quan1992
Tổng số bài gửi : 10 Điểm Post Bài : 28 Điểm Tích cực : 0 Join date : 22/09/2011
| Tiêu đề: Cuốn "Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe" Thu Sep 22, 2011 2:36 pm | |
| Các bạn có thể Dowload toàn bộ cuốn sách về Tại ĐâySau đây là một số thông tin về cuốn sách: Cuốn sách cung cấp kiến thức rất hữu ích cho cán bộ y tế trong lĩnh vực tiếp cận với cộng đồng, người bệnh với những hiểu biết và phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất chủ biên:PGS.TS. Nguyễn Thị Thu nguồn: BYT
THUYẾT HÀNH VI MỚI Thuyết hành vi [Watson,1912] đã dấy lên một đợt sóng vĩ đại ở Mỹ. Được các nhà tâm lý học Mỹ đánh giá là một thời đại trong lịch sử trí tuệ con người. Hầu hết các sách giáo khoa xuất bản ở Mỹ, Tâm lý học đều được gọi khoa học nghiên cứu hành vi. Nhiều môn khoa học nhân văn như nhân chủng học, xã hội học, đều được gọi là các khoa học về hành vi. ([2])
Nhưng trong giai đoạn bị khủng hoảng, thuyết hành vi vật lý nhường chỗ cho thuyết hành vi sinh vật - xã hội của Weiss, thuyết hành vi bảo thủ của KYO nhường chỗ cho thuyết hành vi tâm sinh lý của Lashley, thuyết hành vi cơ thể của Cantor,...
Thuyết hành vi mới E.Tolman (1886-1959), K.Hull (1884-1952)
Các ông hiểu hành vi một cách tổng thể (Molar), trong đó biến số trung gian là khâu gián tiếp điều chỉnh hành vi. Và để đưa biến số trung gian này vào, họ đã sử dụng các khái niệm khác nhau của tâm lý học nội quan.
Đưa ra biến số trung gian, biến số can thiệp. Hiểu hành vi một cách tổng thể. Căn cứ vào 4 yếu tố sau:
- Sử dụng các khái niệm “lực sống”, “tâm hồn”, “tâm lý”, “tự đích”,...để giải thích hành vi. (lý luận).
- Các lý thuyết thần kinh, sinh lý (Koler, Paplov) dùng các khái niệm phản ứng cảm tính, phản xạ, ức chế kích thích vết trí nhớ, làm cấu tạo các lý luận.
- Các thuyết nội quan, hiện tượng luận,...(Koffka, Lewin, Koler) có ý định lý giải hành vi người bằng các khái niệm “không gian sống”, “trường tâm lý” “trường hiện tượng”, “hoàn cảnh tâm lý”,... theo các luận điểm này những kích thích nào có ý nghĩa mới coi là tác động ngoại giới.
- Biến số trung gian (Hull,Tolman) hiểu theo tinh thần thuyết thao tác, cụ thể là các kiến tạo (construct) lý luận có khả năng xác lập những quy luật chủ yếu của hành vi.
Thuyết hành vi của Tolman (1886-1959)
Đây là thuyết hành vi tổng thể (Molar) thuyết hành vi ý định, thuyết hành vi thao tác, hay gọi là Thuyết hành vi hỗn hợp với thuyết GHETTAL... tổng thể hành vi chứ không riêng lẻ
* Cử động hành vi (Behavior-acts)
Định nghĩa: Hành vi tổng thể, hành vi có ý định, có mục đích, có nhận thức
Đưa ra khái niệm biến số làm cái quy định hành vi:
- Biến số xa hay gọi là biến số khởi thủy.
- Biến số thường xuyên bao gồm biến số trung gian (intermodiate) và biến số can thiệp (intervening).
Biến số xa: bao gồm các kích thích bên ngoài (stress) vào các trạng thái sinh lý ban đầu là chế độ sử dụng (M-main tenace shedule) các điều kiện kích thích được đo bằng thời gian kể từ lần cuối cùng được thỏa mãn các nhu cầu sinh vật.
Hình loại và dạng thức các kích thích có dự kiến trước cho phù hợp với khách thể mục đích (gọi là G-goal).
Các hình loại của những câu trả lời (R) vận động cần thiết để đạt tới đích đúng ( OBO) tức là tổng các lần thử B (Beharvision).
Bắt đầu từ điểm chọn (0) mô hình đạt đến đích và quá trình đi theo hộp mê lộ (P) (pattern).
S, G, M cũng là kích thích quy định hành vi.
Hành vi có ý định được hiểu là hành vi có mục đích. Mặc dù khái niệm ý định và mục đích khác nhau.
R lẫn OBO là biến số độc lập.
Ngoài tính mục đích, tính kiên định (ý định), cử động hành vi người còn có 2 đặc trưng khác:
- Thứ nhất: giao lưu với một cái gì đó (com merceship).
- Thứ hai: quan hệ cái này với cái kia (intercurse).
Trong giao lưu mối quan hệ này khách thể giúp cho hành vi đạt đến đích gọi là khách thể phương tiện (means-object)
Như vậy tiền sử của hoạt động bắt nguồn từ quá trình có tính đối tượng. Sự xuất hiện phản ánh tâm lý từ sơ đẳng. Tính chịu kích thích chuyển = cảm giác năng lực cảm giác. Sự tiến hóa tiếp theo của hành vi động vật, tâm lý động là lịch sử phát triển nội dung mang tính vật thể của hoạt động. Biểu hiện phản ánh theo cấp độ từ thấp đến cao hơn.
Một số học thuyết khác
Thuyết Leon Festinger (1950) đưa ra thuyết bất hòa trong hành vi ứng xử người. Điều này do mâu thuẫn của thái độ hành vi. Học thuyết này xem xét trong mức độ phân tích cấu trúc ý thức hành vi đóng góp ở mức độ đáng kể cho công tác giáo dục.
Thuyết David Mc.Clelland điều khiển hành vi gồm 3 nhu cầu: Nhu cầu thành tựu, nhu cầu liên minh, nhu cầu quyền lực.
Thuyết Erd Clayton Alderfer cùng một lúc con người có 3 nhu cầu: Nhu cầu tồn tại, nhu cầu quan hệ, nhu cầu phát triển.
Thuyết hai nhân tố Herzberg: các nhân tố động viên, các nhân tố duy trì. Thuyết mong đợi: sự biểu hiện hành vi của người là do sự mong đợi của người khác.
Thuyết hành vi của Freud: đã sử dụng thuật ngữ thủy tĩnh học để mô tả sự vận động của libido, do sự lan tràn của libido theo cơ chế áp lực (thẩm thấu) sự tràn ngập libido trong các triệu chứng Histeri,...
J.Piaget sử dụng các thuật ngữ sinh học nhấn mạnh đồng hóa dị hóa, thủ thuật sơ đồ hóa.
C.Lewin cố gắng áp dụng quan niệm topo học về không gian sống và những đường dẫn truyền, tạo các tiêu trị.
Cpriram khi trình bày lý thuyết tượng hình bằng tri giác đã kết luận nguyên tắc tổ chức thế giới vật lý không khác biệt mấy so với cách tổ chức của não. Những quan điểm của triết học phật giáo, lão giáo cũng như các hệ thống hiện tượng luận khác cũng hoà hợp được với những quan niệm sinh lý học thần kinh.
| |
|