Diễn Đàn Dược Dược - Điều Dưỡng
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Điều Dưỡng 2010.

Hãy đăng ký để làm thành viên chính thức của diễn đàn!

Hiện diễn đàn có 947 thành viên!
Diễn Đàn Dược Dược - Điều Dưỡng
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Điều Dưỡng 2010.

Hãy đăng ký để làm thành viên chính thức của diễn đàn!

Hiện diễn đàn có 947 thành viên!

Diễn Đàn Dược Dược - Điều Dưỡng

Cùng chia sẻ kiến, Kinh nghiệm lâm sàng và buồn vui trong công việc...
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  
CĐĐD4A AllBum (by tupro)
Latest topics
» [Giúp đỡ] về skin của forum
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby Imagawa Wed Jun 17, 2015 3:41 pm

» New commer!
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby Imagawa Wed Jun 17, 2015 3:40 pm

» thành viên vui tính
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby nguyễn linh Sat Mar 21, 2015 4:17 pm

» phan loại các thuốc điều trị tâm thần phân liệt?
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby takarin rika Thu Jan 15, 2015 9:20 pm

» Thuốc kháng sinh: Phân loại các nhóm
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby olalalalaylc@gmail.com Thu Sep 04, 2014 5:30 pm

» Du học ở đâu thì tốt ngành điều dưỡng 01244553747
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby anhnguyet1187 Sat Sep 07, 2013 2:55 pm

» Tuyển sinh hộ lý, điều dưỡng đi làm tại Nhật Bản xuất ngoại giao đoàn tin cậy tại Hà Nội 01244553747
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby anhnguyet1187 Sat Sep 07, 2013 2:53 pm

» Hướng Dẫn đăng ký tài khoản Paypal (cập nhật ngày 1/9/2012)
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby whyou Sat Sep 01, 2012 7:26 pm

» Top 6 website PTC hàng đầu do nhiều trang ptc bình chọn (cập nhật ngày 1/9/2012)
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby whyou Sat Sep 01, 2012 6:58 pm

» xin loi tất cả mọi người!
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby whyou Tue Jul 03, 2012 11:26 pm

» cho mình hỏi xíu
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby whyou Tue Jul 03, 2012 11:24 pm

» Quy trình chăm sóc Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby rua_nhocyeu Sat May 05, 2012 10:20 am

» Bất mãn trên đường tìm việc!
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby whyou Wed Jan 25, 2012 6:50 pm

» Hướng nghiệp cho sinh viên điều dưỡng
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby blitz Mon Jan 09, 2012 8:29 am

» Giáo Trình powerpoint 2007
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Emptyby whyou Fri Dec 30, 2011 6:54 pm

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG

Go down 
Tác giảThông điệp
whyou
Admin
whyou


Tổng số bài gửi : 67
Điểm Post Bài : 194
Điểm Tích cực : 3
Join date : 08/09/2011
Đến từ : VIET NAM- ĐỒNG NAI- BIÊN HÒA- CĐ YTẾ ĐỒNG NAI- CĐĐD4A

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG   MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG EmptySat Oct 22, 2011 9:20 pm

thế là bắt đầu thực tập thật rồi. Rolling Eyes các bạn tham khảo bài viết này nhé!

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG Small_1278641982.nv
Thực tập Lâm sàng là điều không thể thiếu đối với sinh viên ngành Y. Trong thời gian làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện cũng như lúc làm giảng viên tham gia giảng dạy, tôi nghe rất nhiều phản ánh của bác sĩ, nhân viên bệnh viện, giảng viên hướng dẫn cũng như của sinh viên về việc thực tập lâm sàng. Vì vậy tôi xin chia sẻ với các bạn sinh viên vài kinh nghiệm học lâm sàng

Tầm quan trọng học lâm sàng
Trước hết chúng ta cần phải biết tầm quan trọng của việc thực tập lâm sàng. Vì sao chúng ta phải học lâm sàng??? Điều ai cũng biết rằng có nhiều loại bệnh khác nhau cùng trên một người bệnh, hầu như không ai giống ai, có thể họ chỉ có một bệnh hoặc có thể họ có nhiều bệnh phối hợp, những mặt bệnh này có thể khác nhau (như viêm dạ dày kết hợp với đợt cấp viêm phế quản, viêm khớp kết hợp với nhiễm giun sán …), hay bệnh này có thể là biến chứng của bệnh khác (như viêm khớp qua nhiều đợt điều trị bằng thuốc kháng viêm Non steroid, bệnh nhân có thể mắc thêm viêm dạ dày thậm chí xuất huyết dạ dày…), hoặc họ chẳng có bệnh thực thể nào (như Histeria..). Hơn nữa trên mỗi bệnh nhân cũng có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau về tâm sinh lý, nghề nghiệp, giới tính, nơi cư trú…. và chỉ khi đi lâm sàng, gần gũi với bệnh nhân chúng ta mới khai thác được, điều này sẽ tích luỹ dần dần theo ngày tháng. Thật sự những điều nhỏ nhặt trên đây chúng ta không được học lý thuyết tại giảng đường mà chỉ học được khi đi thực tập lâm sàng, giao ban lâm sàng và thực tập trên người bệnh.


Một việc quan trọng hơn nữa là kỹ năng nghề nghiệp! Khi thực tập lâm sàng nhiều chúng ta sẽ có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo (kỹ thuật điều dưỡng, nhận biết mặt bệnh, đánh giá, tiên lượng bệnh nhân, xử trí cấp cứu từng tình huống …)

Giao ban lâm sàng

Tôi nhận thấy các bạn sinh viên thường xem nhẹ buổi giao ban này, một số điều tôi ghi nhận ở các buổi giao ban buổi sáng sau:


- Các bạn cứ nghĩ giao ban là nhóm trực đọc bệnh án cho giáo viên, còn các bạn khác không cần nghe cũng được.


- Một số bạn không có sổ giao ban và nghĩ không cần thiết phải ghi chép trong sổ này.


- Các bạn cứ nghĩ đợt đi thực tập lâm sàng lần này chỉ học một số bệnh cho sẵn nên khi giao ban chỉ làm bệnh án một số loại bệnh đó thôi.


- Các bạn trong nhóm trực thường phân công 1 – 2 sinh viên làm bệnh án để giao ban, còn những bạn còn lại trong nhóm trực thậm chí không biết bệnh nhân giao ban là ai? mắc bệnh gì? chẩn đoán, điều trị gì?


- Thậm chí một số bạn ngại làm bệnh án giao ban, nên làm bệnh án qua loa, làm những bệnh lý cũ đã giao ban nhiều lần rồi.


Theo tôi, các bạn nên thay đổi cách suy nghĩ trên, mỗi lần giao ban là chúng ta sẽ học được những bệnh mới mà chúng ta chưa được học lý thuyết, chúng ta sẽ học được cách làm bệnh án thậm chí chúng ta sẽ cóp nhặt được những kinh nghiệm của giảng viên về xử trí, đánh giá trên bệnh nhân cụ thể. Trong những đêm trực và làm bệnh án giao ban là những lần học nhóm hiệu quả nhất của các bạn. Cả nhóm sẽ cùng khám, bàn bạc, ghi chép và đặt câu hỏi để ngày mai giao ban các bạn có thể hỏi giảng viên.


Nhân đây tôi cũng xin nói sơ qua về sổ lâm sàng, đây là sổ để các bạn ghi chép khi giao ban, khi thu thập những điều hay mà mình chưa biết qua bạn bè, bác sĩ, điều dưỡng bệnh phòng, hay lúc hỏi thi…. Quyển sổ này khá quan trọng và các bạn cần phải xem lại nó trước khi hỏi thi lâm sàng, vì giảng viên thường hỏi thi lâm sàng dựa trên những điều họ đã giảng trong quá trình giao ban tại bệnh viện.

Thực tập lâm sàng

Đây là phần rất quan trọng góp phần cho việc học tập của các bạn đạt kết quả cao. Qua thực tập trên người bệnh, các bạn có thể kiểm chứng những điều mình đã được học, tay nghề thành thục hơn, đồng thời giúp các bạn thuộc bài nhanh hơn.


Tôi có một số kinh nghiệm có thể trao đổi với các bạn. Khi đi bệnh phòng, có thể 1 hay 2 bạn cùng học, cùng khám trên bệnh nhân. Trước tiên các bạn có thể xem bệnh án của bệnh phòng, xem bệnh nhân được chẩn đoán gì? Sau đó các bạn có thể tham khảo sách vở về triệu chứng của bệnh đó, sau đó các bạn tiến hành khám bệnh (hỏi bệnh, khai thác bệnh sử, khám bệnh…). Khi khám xong các bạn có thể xem lại trong sách vở những điều mình khám, khai thác trên bệnh nhân là đầy đủ chưa? còn khám thiếu những triệu chứng gì không? hay trên bệnh nhân đó có những triệu chứng gì thêm hoặc bênh nhân không có những triệu chứng gì mà trong sách vở có nêu? Tối về các bạn phải xem lại kỹ trong sách vở về bệnh mà các bạn đã khám buổi sáng về nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm, biến chứng, điều trị, dự phòng. Và nhất thiết ngày mai các bạn phải khám lại bệnh nhân đó với đầy đủ triệu chứng mà không cần coi lại sách vở. Cứ như vậy mỗi ngày các bạn chỉ cần khám một bệnh nhân là chúng ta có thể học thuộc được một bệnh lý, như vậy một tuần, chúng ta có thể học được từ 4 – 5 loại bệnh.


Đặc biệt trong quá trình học lâm sàng cần thiết phải có sự trao đổi của các nhóm học, nếu trong bệnh phòng mình có bệnh nào lạ, hay thì có thể giới thiệu cho các bạn nhóm khác cùng xem và khi mình trình bày cặn kẻ về bệnh nhân cũng là cách để mình học thuộc bài và tự tin hơn khi thuyết trình.


Nếu các bạn cứ siêng năng như vậy thì về sau khi khám bệnh nhân mới các bạn không cần coi trước bệnh án của bệnh phòng, mình phải tự khám trước rồi sau đó xem bệnh án của bệnh phòng chẩn đoán như thế nào? mình chẩn đoán có phù hợp với bệnh phòng không?


Riêng các bạn muốn thực hành thêm kỹ năng nghề nghiệp, các bạn có thể bỏ chút thời gian vào sáng thứ 7 hay sáng chủ nhật, các bạn có thể qua bệnh viện cùng với các điều dưỡng bệnh phòng, các bạn có thể tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, khám bệnh…. rất nhiều!!! Khi các bạn siêng năng như vậy tôi chắc chắn rằng khi có công việc gì, hay có những gì hay các điều dưỡng viên sẽ luôn nhớ đến các bạn và dành cho bạn những gì tốt nhất.


Trên đây là một số kinh nghiệm trong học lâm sàng, tôi chia sẻ với các bạn sinh viên. Rất mong sự đóng góp của các bạn sinh viên cũng như các giảng viên nhà trường. Chúc các bạn sinh viên học tốt hơn và yêu thích nghề mà mình đã chọn!


Các bạn sinh viên có vướng mắc gì trong vấn đề này có thể trao đổi trực tiếp với tôi tại trường hay qua số điện thoại 0905578898, xin chân thành cám ơn.
Ths Trần Thị Phương Th�� (Theo Cá nhân)
Copy tại http://www.cyk.edu.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=111
Về Đầu Trang Go down
https://d-dd.forumvi.com
 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Tủ thuốc trực] khoa thần kinh II
» Tài Liệu (Dieuduong, duoc, xet nghiệm, khoa nhi....)
» GIẢI PHẪU SINH LÝ CỦA HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Dược Dược - Điều Dưỡng :: Chia Sẻ Tài Liệu-
Chuyển đến